Điện trở là thuật ngữ thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến máy móc, điện năng,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thuật ngữ này là gì? Bài viết hôm nay, Hapoin sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi điện trở là gì? Cùng với đó là nguyên lý vận hành và các ứng dụng của điện trở trong đời sống sản xuất nhé.

Điện trở là gì?

Điện trở có tên tiếng Ánh là Resistor, đây là một linh kiện điện tử thụ động với hai điểm tiếp nối. Điện trở dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu và hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Nó được sử dụng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, là tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong nhiều ứng dụng khác.

Điện trở có ký hiệu là R, là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện hay điện dẫn, là đặc trưng cho khả năng cho dòng điện chạy qua. Điện trở có một số tính chất tương tự với ma sát trong cơ học.

Điện trở là gì

Tìm hiểu về điện trở và ký hiệu điện trở (Ảnh: Internet)

Công thức tính điện trở là gì?

Điện trở công suất sẽ giúp tiêu tán đi một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng trong các hệ thống phân phối điện và bộ điều khiển động cơ. Các điện trở thường có trở kháng cố định và ít bị thay đổi bởi điện áp và nhiệt độ.

Biến trở là loại điện trở có thể thay đổi được trở kháng, núm vặn của biến trở có thể điều chỉnh được âm lượng. Các loại cảm biến có điện trở biến thiên: cảm biến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lực tác động, phản ứng hóa học.

Điện trở được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể với cường độ dòng điện đi qua nó. Nếu một vật có khả năng dẫn điện tốt thì điện trở sẽ nhỏ. Ngược lại, vật dẫn điện kém sẽ có điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở sẽ vô cùng lớn.

Điện trở có đơn vị là Ohm (Ω) được đặt theo tên của Georg Simon Ohm: là đơn vị của điện trở trong hệ SI. 1 Ohm sẽ tương đương với vôn/ampe. Ngoài ohm, điện trở còn có nhiều giá trị khác nhau, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp nhiều lần gồm có:

Ohm (Ω), milliohm (mΩ), kilohm (KΩ), megaohm (MΩ), với:

1mΩ = 0.001 Ω

1 KΩ = 1000 Ω

1 MΩ = 1000 KΩ = 1.000.000 Ω

Công thức tính điện trở: R = U/I

Trong đó:

  • R: Điện trở của vật dẫn điện, đơ vị đo là Ohm (Ω).
  • U: Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đơn vị đo là vôn (V).
  • I: Cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đơn vị tính là Ampe (A).

Điện trở có bản chất là sợi dây dẫn có điện trở rất lớn (thực tế, lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào giá trị của nó), điện trở không phân cực hay còn gọi là không phân biệt âm dương.

Công thức tính điện trở là gì

Công thức tính điện trở – Đơn vị điện trở là gì (Ảnh: Internet)

Nguyên lý hoạt động của điện trở

Theo định luậy Ohm: Điện áp (V) đi qua dòng điện sẽ tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện (I), tỷ lệ này là một hằng số điện trở (R).

Công thức định luật Ohm: V = I x R

Điện trở thực tế cũng có một điện cảm, điện dung ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp trong mạch xoay chiều hiện nay.

Cách đọc giá trị điện trở

Cách đọc điện trở

Trị số điện trở là gì (Ảnh: Internet)

Mỗi điện trở sẽ có một giá trị nhất định, vòng màu in trên điện trở sẽ thể hiện giá trị của nó. Thông thường, điện trở sẽ có 4 vòng màu:

  • 2 vòng đầu là 2 chữ số đầu của giá trị.
  • Vòng thứ 3 thể hiện số 0 đứng sau.
  • Vòng thứ 4 thể hiện sai số

Tổng cộng có 12 màu, mỗi màu sẽ biểu thị một giá trị khác nhau.

Cách đọc điện trở 2

Hướng dẫn cách đọc điện trở (Ảnh: Internet)

Bảng mã màu điện trở

Màu sắc Chữ số Số nhân Sai số
Đen 0 1
Nâu 1 10 ± 1%
Đỏ 2 100 ± 2%
Cam 3 1.000
Vàng 4 10.000
Xanh lá 5 100.000 ± 0,5%
Xanh da trời 6 1.000.000 ± 0,25%
Tím 7 10.000.000 ± 0,1%
Xám 8 ± 0,05%
Trắng 9
Vàng 0,1 ± 5%
Bạc 0,01 ± 10%
Không có ± 20%

Phân loại điện trở

Dựa theo công suất, điện trở được chia thành 3 loại thông dụng sau:

  • Điện trở thường: Gồm những loại điện trở có công suất nhỏ từ 0.125W – 0.5W
  • Điện trở công suất: Gồm những điện trở có công suất lớn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
  • Điện trở nhiệt, điện trở sứ: Gồm các loại điện trở công suất, có vỏ bọc sứ khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt.

Ngoài ra, dựa theo chất liệu điện trở còn được phân thành 6 loại sau:

  • Điện trở cacbon
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở bề mặt
  • Điện trở màng hay còn gọi là điện trở gốm kim loại
  • Điện trở băng
  • Điện trở film

Ứng dụng của điện trở

Vậy ứng dụng của điện trở là gì trong đời sống? Điện trở xuất hiện ở mọi nơi trong các thiết bị điện tử. Điều đó có nghĩa là điện trở là một linh kiện quan trọng không thể thiếu trong các mạch điện. Điện trở có những công dụng phải kể đến sau:

  • Khống chế dòng điện quá tải cho phù hợp.
  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có một điện áp như ý muốn từ điện áp cho trước.
  • Tham gia vào mạch tạo dao động RC.
  • Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
  • Phân cực cho bóng bán dẫn có thể hoạt động.
  • Tạo ra sự sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp.
  • Tạo ra nhiệt lượng cho các ứng dụng cần thiết.

>>> Có thể bạn quan tâm: IC là gì?

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về điện trở là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về linh kiện điện trở, cách đọc gái trị điện trở và cách tính điện trở trong mạch. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé!

Jasmine Wu – Hapoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *