Độ đục là một chỉ tiêu vật lý quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Chắc hẳn đây là khái niệm còn khá lạ lẫm với nhiều người. Vậy độ đục là gì? Cách đo và những phương pháp nào để có thể làm giảm độ đục của nước? Cùng tham khảo và đón đọc bài viết dưới đây để nắm được những thông tin chi tiết nhé!

Độ đục là gì?

Độ đục là thuật ngữ được dùng để mô tả khả năng của một chất lỏng hoặc chất rắn mịn không thể nhìn qua được. Nó đo lường mức độ làm mất khả năng nhìn xuyên qua của một chất và thường được áp dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, hóa học, nước, môi trường.

Ở dạng đơn giản nhất, độ đục là sự vẩn đục của nước. Sự vẩn đục này xuất phát từ các hạt lơ lửng trong nước có thể nhìn được chúng riêng lẻ. Những hạt này có thể là bụi bẩn, khoáng chất, protein, tảo, dầu hoặc vi khuẩn.

Độ đục có thể hiểu là một phép đo quang chỉ ra sự hiện diện của các hạt lơ lửng. Nó được đo bằng cách chiếu ánh sáng qua một mẫu vật và định lượng nồng độ hạt lơ lửng. Khi dung dịch có càng nhiều hạt thì độ đục càng cao. Mức độ đục còn được coi là chỉ số thể hiện mức độ ô nhiễm của nguồn nước và cần phải khắc phục ngay.

Lưu ý, mặc dù độ đục tương quan với chất rắn lơ lửng những độ đục lại không giống với đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS). TSS là phép đo trọng lượng để xác định khối lượng chất rắn lơ lửng trong mẫu được thực hiện bằng cách cân những chất rắn tách ra khỏi dung dịch.

Độ đục là gì

Tìm hiểu về độ đục của nước là gì (Ảnh: Internet)

Phương pháp đo độ đục

Nước có độ đục càng cao không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nơi lưu trú và phát triển thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy mà cần phải thường xuyên đo mức độ đục trong nguồn nước để kịp thời kiểm soát, xử lý và đảm bảo an toàn.

Vậy cách đo độ đục là gì? Hiện nay có hai phương pháp đo độ đục phổ biến cụ thể như sau:

Phương pháp trực quan

Để thực hiện phương pháp đo này cần chuẩn bị một đĩa Secchi. Đĩa Secchi là công cụ quan trắc đơn giản để thực hiện đo độ đục của nước. Secchi thường được làm bằng chất liệu hợp kim đồng không gỉ và có khả năng chịu được môi trường hóa chất.

Đĩa Secchi có thiết kế hình tròn bẹt có trang bị kèm sợi thước dây dài từ 5 – 10m có chia đoạn và đánh số rõ ràng, mỗi đoạn sẽ dài 20cm. Các bước thực hiện đo độ đục bằng đĩa Secchi như sau:

  • Bước 1: Lắp đĩa Secchi, buộc thước dây vào móc tròn trên bề mặt đĩa.
  • Bước 2: Thả đĩa xuống mặt nước, giữ đầu thước dây còn lại và tiến hành nhả từ từ đến khi không nhìn thấy đĩa nữa thì dừng lại.
  • Bước 3: Giữ nguyên trạng thái, quan sát và đánh dấu điểm tiếp xúc với mặt nước của thước dây.
  • Bước 4: Sau đó hạ đĩa xuống sâu thêm 0.5m nữa rồi nhấc lên từ từ và đọc giá trị độ sâu lần 2.
  • Bước 5: Tính trung bình cộng giá trị độ sâu của hai lần đọc sẽ được kết quả là chỉ số thể hiện độ đục của nước.

Phương pháp đo độ đục

Phương pháp đo độ đục của vi sinh vật (Ảnh: Internet)

Phương pháp dùng máy đo chuyên dụng

Phương pháp trực quan đo độ đục của nước khá đơn giản, nhanh chóng vậy sự khác biệt của phương pháp dùng máy đo chuyên dụng độ đục là gì? Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn với thiết bị có hệ thống dò ánh sáng và phân tích hình ảnh để đo mức độ tán xạ của ánh sáng. Phương pháp  này rất hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi trong việc kiểm soát độ ô nhiễm của nước.

Để thực hiện, cần lấy mẫu nguồn nước và đặt vào vị trí nguồn sáng của máy dò. Các tạp chất, hạt có trong mẫu nước sẽ bị phân tán ánh sáng đến máy dò với góc 90 độ. Máy dò sẽ tự xác định được lượng tán xạ và đối chiếu với các tiêu chuẩn trên đường cong một cách chính xác.

Làm thế nào để giảm độ đục?

Việc kiểm tra và đo độ đục của nước là điều cực kỳ cần thiết để có thể đưa ra những giải pháp xử lý hiệu quả nhất. Có rất nhiều phương pháp để làm sạch nguồn nước, cụ thể như sau:

Làm thế nào để giảm độ đục

Các cách làm giảm độ đục của nước (Ảnh: Internet)

Sử dụng phèn chua

Phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2.12H2O là phương pháp được dùng từ lâu đời có cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng mà tiết kiệm. Chỉ cần 1 gram phèn chua là có thể xử lý được 20 lít nước thành phẩm.

Cách dùng như sau: Cho phèn chua vào nguồn nước cần xử lý, sau một khoảng thời gian nhất định các chất cặn bẩn sẽ lắng chìm xuống đáy và để lại phần nước sạch trên bề mặt. Đây là phương pháp tương đối an toàn và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Để rút ngắn thời gian, có thể sử dụng hóa chất PAC trợ lắng cũng rất hiệu quả.

Sử dụng hóa chất Clo

Cách làm sạch độ đục là gì tiếp theo là sử dụng hóa chất Clo. Clo có ký hiệu hóa học là Cl2, khi tác dụng với nước sẽ sinh ra hợp chất axit hypocloro (HOCl). Hợp chất này có thể diệt các loại vi khuẩn, vi trùng và vi sinh vật có hại trong môi trường nước. Không chỉ vậy, Clo còn tác dụng được với các chất rắn có trong nước giúp loại bỏ chúng và làm nước không mùi, trong sạch.

Phương pháp này rất an toàn, Clo thậm chí còn được dùng phổ biến trong việc xử lý nước uống hàng ngày giúp nước ngọt và đậm vị. Hiện nay có các sản phẩm Clo được sử dụng phổ biến là bột Clo xử lý nước và viên nén TCCA 90.

Các khử trùng nước bằng Clo như sau:

  • Bước 1: Cho Clo trực tiếp vào nguồn nước cần xử lý.
  • Bước 2: Sau một khoảng thời gian nhất định, các cặn bẩn, tạp chất và vi sinh vật sẽ bị loại bỏ và lắng xuống đáy rồi tiến hành lọc nước.
  • Bước 3: Sau khi nước được lọc sạch sẽ tiếp tục cho thêm một lượng Clo vừa đủ để luôn đảm bảo được độ trong, ngăn cản sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật.

Làm thế nào để giảm độ đục 2

Sử dụng Clo làm trong sạch nước là phương pháp cực kỳ phổ biến (Ảnh: Internet)

Khử trùng bằng muối

Muối là một phương pháp khử trùng nước hiệu quả được khá nhiều người lựa chọn. Muối thường ở dạng tinh thể có mà trắng đục và có khả năng tiêu diệt các nguồn bệnh trong nước. Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho một lượng muối nhất định trực tiếp vào khu vực nước đục, có màu. Sau đó sẽ khuấy đều hoặc để tan tự nhiên, nước sẽ dần trong suốt và làm giảm ô nhiễm hiệu quả.

Ứng dụng và tầm quan trọng của độ đục

Độ đục là thông số chất lượng nước tiêu chuẩn trong các chỉ tiêu từ nước uống cho đến quản lý môi trường. Mục tiêu chính của việc xử lý nước là loại bỏ và làm giảm độ đục. Trong quá trình xử lý nước, sẽ đo độ đục ở nhiều giai đoạn để xác định được hiệu quả của việc xử lý và đảm bảo tuân thủ các quy định. Vậy ứng dụng của độ đục là gì trong công nghiệp và hóa học. Cụ thể như sau:

  • Quản lý nước: Trong lĩnh vực quản lý nước, việc đo độ đục sẽ giúp kiểm soát được chất lượng nước và đảm bảo nguồn nước uống an toàn.
  • Công nghiệp thực phẩm: Việc kiểm tra độ đục sẽ đảm bảo được sự trong suốt của nước, sữa và các sản phẩm khác.
  • Kiểm soát chất lượng hóa chất: Việc đo độ đục là một chỉ số quan trọng để kiểm soát chất lượng sản phẩm trong ngành công nghiệp hóa chất.

Ứng dụng và tầm quan trọng của độ đục

Tiêu chuẩn độ đục của nước và những ứng dụng quan trọng (Ảnh: Internet)

Việc đo độ đục của nước còn đem lại những lợi ích sau:

  • Kiểm soát chất lượng: Đo độ đục giúp đảm bảo được chất lượng của nước và các chất lỏng khác trong quá trình sản xuất.
  • Dự báo sự trong suốt: Thông qua việc đo độ đục có thể dự đoán được mức độ trong suốt của một chất, từ đó có thể điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn: Trong nhiều lĩnh vực, việc đo độ đục còn có vai trò quan trọng trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nước và sản phẩm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hoạt độ nước là gì?

Kết luận

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết của Hapoin đến bạn đọc về độ đục là gì và tầm quan trọng của việc đo độ đục. Độ đục là một chỉ số quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, hóa học. Việc đo độ đục không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn bảo vệ sức khỏe con người thông qua việc kiểm soát chất lượng nước. Điều này khiến việc đo độ đục trở thành một công cụ quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát quy trình sản xuất.

Jasmine Wu – Hapoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *