Mỡ hàn là vật liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sửa chữa linh kiện điện tử. Để tìm hiểu rõ hơn mỡ hàn là gì? Tác dụng của mỡ hàn và nên lựa chọn loại mỡ hàn nào cho tốt? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Mỡ hàn là gì?

Mỡ hàn là một loại hợp chất hóa học sệt thường được sử dụng kết hợp với bột hàn theo tỷ lệ 50/50 để tạo nên kem hàn. Sau khi trộn, hỗn hợp này sẽ có màu xám. Mỡ hàn thường được sử dụng giúp kết nối hai mảnh kim loại bằng quá trình hàn. Chúng giúp bảo vệ điểm hàn khỏi các tác nhân như không khí, sự xuất hiện bọt khí và oxy hóa.

Các loại mỡ hàn

Mỡ hàn nào tốt là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu và sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mỡ hàn. Tùy vào nhu cầu sử dụng để chọn lựa loại mỡ hàn cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo từ những người có chuyên môn để tư vấn giúp bạn lựa chọn ra loại mỡ hàn tốt và phù hợp nhất. Một số loại mỡ hàn tốt phổ biến hiện nay phải kể đến như:

  • Mỡ hàn axit: Được sử dụng trong việc hàn kim loại không gỉ và thép cacbon. Loại mỡ hàn này có khả năng làm sạch tốt, giúp hàn nhanh hơn nhưng cần phải rửa sạch chúng sau khi hàn để tránh ăn mòn.
  • Mỡ hàn kiềm: Là loại được sử dụng trong các ứng dụng hàn nhôm, hàn kim loại nhẹ. Chúng có khả năng làm sạch và an toàn hơn so với mỡ hàn axit.
  • Mỡ hàn hữu cơ: Được làm từ chất liệu hữu cơ, được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng hàn điện tử. Chúng có khả năng chống nhiễu từ tốt và giảm thiểu tia UV.
  • Mỡ hàn sợi: Được sử dụng chủ yếu để hàn những chi tiết nhỏ, có tính linh hoạt cao. Loại mỡ hàn này thường được dùng trong các ứng dụng hàn máy tính và hàn điện tử.

Tuy nhiên, lựa chọn được loại mỡ hàn tốt sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhiều yếu tố và cần phải thử nghiệm để đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả trong quá trình hàn.

Mỡ hàn là gì

Tìm hiểu về mỡ hàn (Ảnh: Internet)

Thành phần của mỡ hàn là gì?

Mỡ hàn có thành phần hóa học rất phức tạp và khác nhau tùy thuộc vào loại mỡ hàn cụ thể và mục đích sử dụng. Về cơ bản, mỡ hàn có những thành phần sau đây:

  • Dung môi: Là môi trường trơ sử dụng chất lỏng để kết hợp với các thành phần hoạt tính như nước.
  • Nhựa thông: Là hợp chất không bay hơi, có khả năng chịu được nhiệt độ cao.
  • Chất hoạt hóa: Là chất hòa tan hoặc phá vỡ những oxit kim loại. Thường nó sẽ là những axit khác nhau và sẽ có tính ăn mòn.
  • Chất hoạt động bề mặt: Là chất tẩy rửa được dùng để hạ thấp góc tiếp xúc của mỡ hàn với bề mặt và cho phép độ che phủ lớn.
  • Các chất lưu biến: Là các hợp chất có thể cho phép chất lỏng thể hiện được những đặc tính phi Newton. Nghĩa là, nó có thể thay đổi độ nhớ khi áp suất thay đổi. Ở nhiệt độ phòng, mỡ hàn gần như chất trơ, khi nhiệt độ tăng lên thì tính trơ của mỡ hàn giảm mạnh. Điều này đã làm ngăn cản những oxit kim loại hình thành trên cả vật liệu nền và vật liệu phụ. Chúng cũng giúp ngăn ngừa sự kết hạt của vật liệu hàn, tạo điều kiện cho quá trình gia nhiệt dễ dàng hơn.

Tác dụng của mỡ hàn

Mỡ hàn có 3 tác dụng chính đó là:

  • Ngăn chặn không khí và quá trình oxy hóa
  • Giúp loại bỏ mọi kim loại bị oxy hóa ra khỏi bề mặt khi hàn
  • Giúp cải thiện đặc tính thấm ướt của chất hàn lỏng bằng cách tạo hỗn hợp

Mỡ hàn dùng để làm gì?

Công dụng của mỡ hàn là gì là vấn đề không thể bỏ qua khi đi tìm hiểu về mỡ hàn. Mỡ hàn được sử dụng bởi các công dụng chính như sau:

  • Mỡ hàn được dùng để tạo ra kem hàn
  • Mỡ hàn có thể hoạt động như chất kết dính tạm thời. Nhờ tính chất kết dính này sẽ giúp các linh kiện được giữ với nhau cho đến khi nhiệt của quá trình hàn làm nóng chảy thiếc hàn và những linh kiện được hợp nhất với nhau.
  • Sau khi trộn kem hàn sẽ sử dụng chủ yếu ở quá trình in stencil. Kem hàn sẽ được trải trên stencil theo yêu cầu trên bảng mạch in.
  • Sau khi được in, quá trình hình thành bảng mạch sẽ xảy ra, tiếp đó là nung nóng và nấu chảy.
  • Mỡ hàn cần phải có đủ độ dính để kết hợp những kinh kiện sao cho chặt chẽ trong khi chúng được xử lý qua dây chuyền sản xuất.
  • Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng đối với mỡ hàn khi nấu chảy. Nhiệt độ tăng chậm sẽ giúp ngăn chặn việc tạo thành bi hàn, tuy nhiên nhiệt độ cũng cần phải đủ lớn để kích hoạt mỡ hàn. Sau đó, nó sẽ làm vật liệu hàn tan chảy và rắn lại nhanh chóng để giữ được hình dạng mong muốn.
  • Mỡ hàn có thể làm giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Bởi nó an toàn hơn khi sử dụng các hợp chất chứa chì hay các chất độc hại khác để hàn.

Mỡ hàn dùng để làm gì

Công dụng phổ biến của mỡ hàn chính là tạo ra kem hàn (Ảnh: Internet)

Nên lựa chọn mỡ hàn hay nhựa thông?

Đây là điều thắc mắc của rất nhiều người khi sử dụng. Khi hàn với nhựa thông sẽ trở nên dễ dàng hơn, vật liệu hàn cũng dám dính tốt hơn. Việc hàn trên bảng mạch cần phải được thực hiện rất cẩn thận. Nhựa thông có tính ngăn chặn oxy hóa nên nó được sử dụng khi hàn các dây dẫn, bộ phận bị hỏng bởi ăn mòn. Đây chính là chất trợ hàn tốt nhất khi hàn các thiết bị điện tử, đầu nối và dây điện. Tuy nhiên, nhựa thông lại để lại cặn trên bo mạch và cần phải được làm sạch bởi chúng có thể gây ô nhiễm thiết bị sản xuất.

Việc lựa chọn mỡ hàn trong trường hợp công việc đó không cần làm sạch. Chúng được dùng trong hàn các linh kiện dán SMD, bo mạch, chip BGA, những nơi khó tiếp cận và không thể làm sạch. Mỡ hàn sẽ không dẫn điện, không ăn mòn và không làm hỏng các chip kim loại.

Các bảo quản và làm sạch mỡ hàn

Mỡ hàn cần được bảo quản đúng cách để duy trì được khả năng sử dụng. Mỡ hàn cần được bảo quản trong không gian kín để tránh sự bay hơi. Nhiệt độ bảo quản cần thấp để làm giảm tốc độ suy giảm chất trợ dung và tốc độ oxy hóa. Tuy nhiên, tuyệt đối không để mỡ hàn ở nhiệt độ đóng băng bởi nó sẽ làm tách hóa chất.

Luôn đảm bảo mỡ hàn không có tạp chất khác rơi vào khi sử dụng. Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của mỡ hàn và không sử dụng khi chúng hết hạn.

Khi mỡ hàn dư sẽ khô lại trên bo mạch và vô hại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên rửa sạch chỗ dư đó bởi nó có thể làm giảm sự bám dính của lớp sơn phủ bảo vệ mạch.

Vậy cách làm sạch mỡ hàn là gì? Bạn có thể sử dụng dung dịch pha sau để làm sạch.

  • Cồn Isopropul tinh khiết 95% 100ml
  • Rượu Etylic 95% nguyên chất 850ml
  • Dung dịch Etyl Axetal 50ml

Dung dịch này cần được bảo quản trong chai đậy kín. Nếu không khí lọt vào sẽ làm thay đổi dung dịch. Ngoài ra, cần chú ý Etylic sẽ bay hơi khi mở nắp, Etylic và Isopropyl khi pha cần phải đeo găng tay để đảm bảo an toàn.

Sử dụng bàn chải sạch, mềm, linh hoạt để không gây ảnh hưởng đến linh kiện điện tử. Bạn nhúng bàn chải vào dung dịch vừa pha hoặc có thể sử dụng bình xịt để xịt lên bo mạch. Sau đó, đợi cho dung dịch Etylic và Isopropyl tác dụng với mỡ hàn dư giúp làm mềm và hòa tan trong vài phút. Cuối cùng, chỉ cần làm sạch nhẹ nhàng, cẩn thận bo mạch bằng bàn chải.

Các bảo quản và làm sạch mỡ hàn

Sau khi dùng mỡ hàn, nên làm sạch lượng mỡ hàn còn dư trên bảng mạch (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Danh sách vật liệu hàn

Kết luận

Trên đây, Hapoin đã cùng bạn đi tìm hiểu các thông tin về mỡ hàn là gì cũng như công dụng của mỡ hàn. Nếu cần giải đáp các vấn đề về mỡ hàn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách cụ thể và nhanh chóng nhé!

Jasmine Wu – Hapoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *