MSDS hay bảng dữ liệu an toàn vật liệu, đây là một tài liệu quan trọng có vai trò lớn trong việc quản lý an toàn hóa chất. MSDS là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất nhập khẩu thực phẩm. Vậy MSDS là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu MSDS và ý nghĩa của nó trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe.

MSDS là gì?

MSDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Materia Safety Data Sheet, nghĩa là bảng dữ liệu chi tiết về các thành phần thuộc tính của hàng hóa (thường là các hóa chất). Đây là tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về tính chất, nguy cơ, an toàn và sức khỏe liên quan đến việc sử dụng, lưu trữ, xử lý và loại bỏ các vật liệu hóa học.

Việc phải kê khai MSDS sẽ giúp đảm bảo an toàn cho việc khai thác và vận chuyển hàng hóa. Các công tác vận hành và khai thác hàng hóa có MSDS đi kèm sẽ được thực hiện theo quy trình khuyến nghị.

Không phải loại hàng hóa nào cũng cần có MSDS đi kèm. Hầu hết MSDS sẽ được yêu cầu với những loại hàng hóa chất để kiểm tra thành phần, khả năng gây cháy nổ và an toàn khi vận chuyển. Ngoài ra, có các sản phẩm như dung dịch, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… đôi khi cũng sẽ cần có MSDS đi kèm để đảm bảo sự an toàn và tính hợp lý cho người dùng.

MSDS là gì

MSDS là viết tắt của từ gì? Giấy chứng nhận MSDS (Ảnh: Internet)

Công dụng và chức năng của MSDS là gì?

  • Dựa vào MSDS, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra giải pháp phù hợp khi vận chuyển hàng hóa. Nó không chỉ giúp đảm bảo cho quá trình bốc xếp hàng hóa dễ dàng, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất còn giúp xử lý các sự cố bất ngờ và giải quyết nhanh chóng các việc dễ dàng hơn.
  • Ngoài ra, MSDS còn giúp cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng hóa chất, vật liệu khi không tuân thủ đúng khuyến nghị vận chuyển, xử lý hóa chất hay vật liệu đó.
  • MSDS cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết khi sử dụng hóa chất, vật liệu sao cho an toàn nhất.
  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất giúp doanh nghiệp xây dựng được được môi trường làm việc an toàn, đảm bảo đầy đủ thiết bị, biện pháp và quy trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với hóa chất, vật liệu trong quá trình làm việc.
  • MSDS cung cấp đầy đủ các thông tin khi ứng cứu sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động. Nó giúp nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng phơi nhiễm quá mức, qua đó sẽ đề xuất cách xử lý cho từng trường hợp.

Công dụng và chức năng của MSDS

Chức năng và quy định về MSDS hóa chất (Ảnh: Internet)

Nội dung của bảng MSDS

Dựa vào khái niệm MSDS là gì, chúng ta có thể hình dung cơ bản được các thành phần thông tin bên trong. Một bảng MSDS sẽ bao gồm đầy đủ và chính xác những thông tin sau:

Tên thành phần hóa chất

Gồm đầy đủ các hóa chất cấu thành nên sản phẩm và được đánh dấu nhận biết hóa chất nguy hiểm. Dựa vào số CAS – số hiệu của chất hóa học để xác minh chính xác các thành phần hóa học đó. Bởi trong nhiều trường hợp một hóa chất có thể có nhiều tên gọi khác nhau.

Người lập MSDS

Có đầy đủ thông tin về người lập MSDS gồm tên, số điện thoại, ngày lập MSDS, địa chỉ liên hệ,…

Thông tin sản phẩm hàng hóa

Các giấy tờ chứng từ mua bán có chứa thông tin sản phẩm, công thức hóa học, thành phần cấu tạo, khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm cũng được ghi chính xác.

Nội dung của bảng MSDS

MSDS của hóa chất bao gồm những nội dung gì – MSDS là gì trong XNK (Ảnh: Internet)

Tính lý tính

Liệt kê rõ sản phẩm ở dạng gì (rắn, lỏng hay khí), hình dạng bên ngoài sản phẩm, độ pH, độ sôi, khối lượng riêng, độ bay hơi,…

Khả năng cháy

Sản phẩm có nhiệt độ, điều kiện cháy nổ và cách xử lý khi xảy ra cháy nổ như thế nào? Các thông tin về đóng gói, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa đúng kỹ thuật ra sao?

Phản ứng của sản phẩm

Nội dung của MSDS là gì? Nó phải chứa thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Một số thông tin về yêu cầu đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm kèm với đó là cách xử lý khi xảy ra phản ứng hóa học đột xuất.

Độc độc hại

MSDS cần chứa thông tin về hóa chất độc hại tác động như thế nào đến người tiếp xúc. Bên cạnh đó là cách xử lý và cấp cứu khi có người nhiễm độc hóa chất khi tiếp xúc trực tiếp. Cách xử lý khi có người tiếp xúc hóa chất đó với da, mắt hoặc nuốt phải. Độ độc hại với môi trường như thế nào? Mức độ ô nhiễm cụ thể với không khí, nước, đất dựa trên chỉ số phát tán ra môi trường.

Nội dung của bảng MSDS 2

MSDS có bao nhiêu mục – Thành phần của bảng chỉ dẫn MSDS (Ảnh: Internet)

Ai là người làm MSDS?

Chúng ta vừa tìm hiểu về MSDS là gì? Vậy MSDS do ai làm? Hiện nay, MSDS chủ yếu do shipper – người gửi gồm có các công ty sản xuất, nhà phân phối hoặc cá nhân sẽ cung cấp thông tin để khai báo MSDS.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS hoàn chỉnh cần có đầy đủ các thông tin về sản phẩm, tên gọi, thành phần, nhiệt độ cháy nổ, độ sôi và hình thức vận chuyển. Các thông tin này cần viết chính xác và đúng theo những giấy tờ liên quan. Hiện nay, tùy vào sản phẩm của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức vận chuyển là qua đường hàng không hoặc đường biển.

Một MSDS sẽ cần có dấu mộc tròn của đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm hoặc người gửi để xác định tính pháp lý. Vì vậy, nếu cố ý làm giả MSDS thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Lô hàng gửi sẽ cần kèm theo MSDS từ đại lý vận chuyển, sau đó sẽ được chuyển qua DHL, TNT, UPS, FedEx,… để hải quan An ninh chuyển đi. Nếu chuyển sai lô hàng, người gửi sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Khi đó, toàn bộ lô hàng sẽ bị tạm giữ lại để lập biên bản và đóng phạt phí hàng. Sau đó, hàng sẽ được trả về hoặc hủy tùy theo loại hàng hóa đó ra sao.

Ai là người làm MSDS

Hướng dẫn làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS (Ảnh: Internet)

Cách tra cứu MSDS của sản phẩm

Không phải tổ chức hay cá nhân nào cũng cung cấp được chính xác các thông tin MSDS của một sản phẩm bởi đặc thù yêu cầu chính xác và khoa học. Để kê khai các thuộc tính trong bảng dữ liệu an toàn vật liệu chuẩn chỉnh, cần phải lấy thông tin từ nguồn dữ liệu xác thực.

Để tra cứu MSDS về loại hóa chất bất kỳ, có thể truy cập vào đường link sau: https://sciencelab.com/msdsList.php, sau đó, nhập tên hóa chất cần tìm trong cơ sở dữ liệu và xuất file tải về theo định dạng PDF.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn ROHS là gì?

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về MSDS là gì và các thành phần cơ bản của nó. Bảng dữ liệu an toàn vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường khi tiếp xúc với chất hóa học nguy hiểm. Việc hiểu rõ về MSDS sẽ giúp ích trong việc thực hiện công tác xuất nhập hàng hóa quốc tế, tối ưu hóa quản lý an toàn trong công việc và môi trường sản xuất.

Jasmine Wu – Hapoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *