Trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng nước thì chỉ số TDS là thuật ngữ quan trọng được dùng để đo lường và đánh giá sự hiện diện của các chất hòa tan trong nước. Nhờ chỉ số TDS mà chúng ta có thể biết được chất lượng và độ an toàn của nguồn nước đang sử dụng. Để hiểu rõ hơn chỉ số TDS là gì và tại sao nó lại quan trọng trong đo lường chất lượng nước, cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

TDS là gì?

TDS là viết tắt của cụm từ Total Dissolved Solids có nghĩa là tổng lượng chất rắn hòa tan. Đây là tổng hợp của tất cả các chất hòa tan trong nước gồm khoáng chất, muối và các hợp chất hữu cơ khác. Ở một mức độ nhất định, sự có mặt của các khoáng chất này ở trong nước rất có lợi cho sức khỏe, nhưng khi mức độ trở nên quá nhiều sẽ là nguyên nhân gây lo lắng.

Các chất rắn hòa tan có thể đến từ các nguồn như nước thải từ nhà máy, thuốc trừ sâu hay chất rắn của các đường ống kim loại gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Hỗn hợp các tạp chất hòa tan sẽ được đo bằng mg trên một đơn vị thể tích nước còn được gọi là ppm. Đây là đơn vị thường được dùng để làm cơ sở ban đầu giúp xác định xem nguồn nước có sạch không.

TDS là gì

TDS là viết tắt của từ gì (Ảnh: Internet)

Các tiêu chuẩn của chỉ số TDS là gì?

TDS có đơn vị đo là mg/l (milligam/lít) hoặc ppm (part per million), với 1mg/l = 1ppm.

Với nước có độ mặn cao thì chỉ số TDS càng cao.

  • TDS của nước ngọt < 1.000mg/l
  • TDS của nước lợ từ 1.000 – 10.000mg/l
  • TDS của nước mặn từ 10.000 – 30.000 mg/l
  • TDS của nước muối > 30.000mg/l

Quy chuẩn Quốc gia về nước sạch

Để đánh giá mức độ an toàn của nước dùng trong gia đình, Bộ Y tế đã đưa ra 109 yêu cầu về các tiêu chuẩn của các chất có trong nước như mùi vị, màu sắc, độ pH, độ đục độ kiềm, độ cứng, tổng chất rắn hòa tan, hàm lượng chất vô cơ và hữu cơ, vi sinh vật, mức nhiễm xạ,… để hoàn thiện ra quy chuẩn Quốc gia dành cho nước sạch.

Quy chuẩn Quốc gia dành cho nước uống trực tiếp không cần đun sôi QCVN 6-1:2010/BYT, có thêm 21 chỉ tiêu hóa học, 5 chỉ tiêu vi sinh để đánh giá độ tinh khiết dành cho nước có thể uống trực tiếp tại vòi.

Quy chuẩn Quốc gia về nước sạch

Chỉ số TDS bao nhiêu thì uống được – Chỉ số nước sạch ppm – TDS là gì (Ảnh: Internet)

Chỉ số TDS chuẩn cho nước và cách đọc chỉ số TDS

Theo quy định hiện hành của tổ chức WHO, US EPA và Việt Nam đã quy định về mức độ cho phép đối với TDS trong nước sinh hoạt là 500mg/l. Trong trường hợp nước chứa các chất vô cơ hay khoáng chất tốt cho cơ thể như Na+, Ca2+, K+, Mg2+,…

Thực tế, không phải chỉ số TDS càng nhỏ là nước càng tốt. Nếu TDS nhỏ quá mức cần thiết chứng tỏ nguồn nước này không tốt cho sức khỏe bởi nó gần như không có khoáng chất. Vì thế không hẳn ngược lại chỉ số TDS cao sẽ là nước bẩn.

TDS không được coi là một chỉ số gây ô nhiễm, nó là chỉ số tổng hợp về sự có mặt của các hợp chất hóa học trong nước. Đây sẽ là tiền đề để có thể đánh giá sơ bộ về nguồn nước gia đình đang sử dụng.

Theo đánh giá, chỉ số TDS ở quanh mức 80ppm có thể chấp nhận được. Ở Việt Nam, chỉ số TDS lý tưởng được khuyến cáo là dưới 50ppm.

Tuy nhiên, nếu TDS thấp quá hoặc bằng 0 cũng không được khuyến cáo bởi nước sẽ không chứa các khoáng chất cần thiết và làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Theo khuyến nghị, độ pH của nước trong khoảng 6,5 – 8,5 là phù hợp.

Chỉ số TDS chuẩn cho nước và cách đọc chỉ số TDS

Chỉ số nước sạch là bao nhiêu – Cách đọc chỉ số TDS (Ảnh: Internet)

Tại sao cần đo lường chỉ số TDS

Những lý do cần phải đo lường chỉ số TDS là gì? Dưới đây là những yếu tố cần phải kiểm tra mức độ TDS trong nước:

  • Hương vị của nước: Chỉ số TDS cao trong nước sẽ ảnh hưởng đến hương vị của nước uống. Nước có thể có vị mặn, đắng hoặc sulfuric tùy vào loại chất rắn hòa tan trong nước.
  • Chất lượng bữa ăn: Khi nấu ăn với nước cứng sẽ khiến thức ăn khó chín hơn và vị cũng bị ảnh hưởng.
  • Sức khỏe: Với nguồn nước có TDS cao hoàn toàn có thể uống. Tuy nhiên, nếu một số chất như đồng, chì quá mức cho phép có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Đảm bảo hoạt động của bộ lọc: Mức TDS trong nước cao lâu ngày sẽ làm giảm khả năng lọc của cả hệ thống. Việc kiểm tra nồng độ TDS và hệ thống máy lọc nước thường xuyên sẽ giúp máy lọc nước hoạt động bền bỉ hơn.
  • Giặt giũ: Nếu quần áo bị phai màu, xuất hiện vết bẩn lạ, bị ố cũ cũng có thể là do chỉ số TDS trong nước đang ở mức cao gây ảnh hưởng đến chất lượng giặt giũ.

Tại sao cần đo lường chỉ số TDS

TDS có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguồn nước (Ảnh: Internet)

Ý nghĩa và ứng dụng của TDS là gì?

  • Đo lường chất lượng nước: TDS là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước. Nước có TDS cao có thể ảnh hưởng đến hương vị của nước.
  • Kiểm soát nước cung cấp: Trong ngành cung cấp nước, việc đo lường chỉ số TDS sẽ giúp theo dõi chất lượng nước và đảm bảo nước cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn.
  • Trong nông nghiệp và thủy sản: Chỉ số TDS được theo dõi để đảm bảo nguồn nước tưới và nuôi thích hợp cho cây trồng và động vật.
  • Quản lý hồ bơi: Chỉ số TDS là yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước hồ bơi, đặc biệt là trong việc duy trì độ trong suốt và an toàn cho người sử dụng.

Vậy lợi ích của việc đo lường TDS là gì? Nó đem đến những lợi ích sau:

  • Giữ nước sạch: Việc đo lường TDS giúp giữ nguồn nước sạch và an toàn cho sức khỏe.
  • Kiểm soát chất lượng nước: Theo dõi TDS là cách quan trọng nhất để kiểm soát được chất lượng nước và ngăn chặn sự tích tụ của các chất gây hại.
  • Bảo dưỡng thiết bị: Nguồn nước có TDS thấp hơn sẽ giúp bảo dưỡng các thiết bị sử dụng nước như máy lọc, đường ống nước.

Ý nghĩa và ứng dụng của TDS

Chỉ số TDS bao nhiêu là tốt – ý nghĩa của việc đo lường TDS (Ảnh: Internet)

Cách đo lường chỉ số TDS

Hiện nay, để đo được mức độ TDS tại nhà có thể sử dụng bút điện phân hoặc bút thử TDS để đo được các chỉ số trong nước dễ dàng.

Khi kiểm tra nồng độ TDS có trong nước bằng bút điện phân thì màu sắc của nước sẽ phản ánh được hiện trạng của nguồn nước của gia đình đang chứa những ion kim loại nào:

  • Chì sủi bọt: Nước tinh khiết
  • Sủi bọt và kết tủa trắng: Trong nước có chứa bạc, canxi,…
  • Màu đỏ nâu, có váng: Hàm lượng Fe trong nước cao
  • Màu xanh lơ, kết tủa, có vẩn: Nước chứa nhiều Cu
  • Ngoài ra, nước có thể có màu xám nhạt hoặc nâu đen khi nhiễm chì hoặc mangan.

>>> Có thể bạn quan tâm: PPM là gì?

Kết luận

Bài viết trên đây đã cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về chỉ số TDS là gì và tầm quan trọng của chỉ số này. TDS là một yếu tố quan trong trong việc đánh giá và duy trì chất lượng nước. Việc tìm hiểu về TDS sẽ giúp chúng ta duy trì được môi trường nước an toàn và lành mạnh cho con người cũng như các sinh vật sống.

Jasmine Wu – Hapoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *