PCV là loại vật liệu phổ biến, đa dạng và nhiều đặc tính nổi bật được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Vậy vật liệu PVC là gì? Nó có tính chất và ứng dụng thực tế là gì mà lại được sử dụng rộng rãi đến vậy? Hãy cùng Hapoin tìm hiểu chi tiết về loại vật liệu này trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Vật liệu PVC là gì?

PVC là viết tắt của cụm từ Polyvinyl chloride (poly(vinyl chloride), là một loại polyme có cấu trúc chứa các phân tử clo và ethylen. PVC là loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylchloride (CH2 = CHCl).

PVC là loại vật liệu nhân tạo được tổng hợp sớm nhất và mở ra điều vô cùng tiện lợi trong sinh hoạt và sản xuất cho nhân loại bởi độ bền cao và giá thành hợp lí. Khi mới đầu được khám phá ra, PVC có rất nhiều nhược điểm như kém ổn định, cứng, khó gia công. Cho đến năm 1926 khi xuất hiện phương pháp hóa dẻo thì vật liệu PVC đã dần được nhân rộng.

Vật liệu PVC là gì

Polyvinyl chloride là gì – PVC là polime gì (Ảnh: Internet)

Tính chất vật lý của vật liệu PVC là gì?

PVC được sản xuất bởi trùng hợp của nhựa vinyl chloride monomer (VCM). PVC có các tính chất vật lý sau đây:

  • PVC là hợp chất có hai màu chính là trắng hoặc vàng nhạt và là dạng bột.
  • Tồn tại dưới hai dạng nhũ tương và huyền phù với PVC.S (PVC Suspension) là dạng huyền nhũ có kích thước hạt lớn từ 20 đến 150 micron và PVC.E (PVC Emulsion) là nhũ tương có độ mịn cao.
  • PVC nguyên chất rất an toàn và không hề có độc, không gây ảnh hưởng. Nó chỉ độc khi có các phụ gia hoặc monome VC dư thừa.
  • PVC có khả năng chịu va đập và tác động kém nên khi sản xuất cần bổ sung thêm các chất như ABS, MBS,…
  • PVC có tính cách điện rất tốt nên được ứng dụng làm vỏ bọc cách điện, khi sản xuất sẽ cho thêm một số chất hóa dẻo để làm tăng tính mềm dẻo.

Tính chất hóa học của vật liệu PVC

Vậy tính chất hóa học của vật liệu PVC là gì?

  • PVC có công thức phân tử là (C2H3Cl)n
  • Khá trơ về mặt hóa học
  • Phản ứng tiêu biểu là phản ứng đề hidroclo hóa.

Tính chất hóa học của vật liệu PVC

Nhựa PVC có bền không – Tính chất hóa học của nhựa PVC (Ảnh: Internet)

Ưu và nhược điểm của nhựa PVC

Ưu điểm

  • PVC có độ bền cơ học và độ chống chịu cao, độ chống cháy rất tốt, khi ở nhiệt độ quá cao nó chỉ nóng chảy chứ không bắt cháy.
  • Nhờ có điện trở suất cực lớn mà nó cách điện rất tốt.
  • Có sự chống ăn mòn và độ bền hóa học tốt khi ở môi trường hóa chất như dầu khí, xi mạ.
  • Có thể in, hàn tốt nên được ứng dụng trong ngành công nghiệp điện tử nhờ có tỷ trọng rất nhẹ chỉ ở mức 1,5 – 1,7g/m3.
  • Có khả năng tái chế và xử lý dễ dàng. PVC có thể được tái chế để chuyển hóa thành nhiên liệu đốt hoặc tạo ra các sản phẩm mới.

Nhược điểm

Nhược điểm của vật liệu PVC là gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi đã tìm hiểu và thấy quá nhiều ưu điểm của loại vật liệu này. Sau đây là những nhược điểm của PVC:

  • Độ bền thấp khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp.
  • Khả năng chống bào mòn của PVC tương đối yếu.
  • Ở môi trường nhiệt độ cao trên 120 độ C, PVC sẽ dễ bắt lửa và có mùi khó chịu.

Ưu và nhược điểm của nhựa PVC

Nhựa PVC có độ chống chịu cao và chống cháy tốt (Ảnh: Internet)

Nhựa PVC có độc không?

Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nhựa PVC được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh cực và trong đời sống ngay từ trước những năm 1970. Khi ấy, nó có giá thành rẻ và được sản xuất đại trà với các sản phẩm có độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Cho đến năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện trong nhựa PVC có chứa VCM, đây là một chất độc hại có thể gây ra ung thư. Chính vì thế mà sau đó nó được khuyến cáo không nên sử dụng trong việc bảo quản hoặc sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến ăn uống để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phân loại nhựa PVC

Nhựa PVC cứng

Loại nhựa PVC cứng có thành phần chủ yếu là bột PVC, chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, các chất phụ gia khác và không có hoặc có ít hàm lượng hóa chất dẻo thấp (dưới 5%).

Hỗn hợp này sẽ được trộn trong máy trộn rồi được làm nhuyễn trong máy cán, máy đùn ở nhiệt độ từ 160 – 180 độ C. Loại nhựa PVS cứng được dùng làm ống dẫn xăng dầu, khí ở nhiệt độ không quá 60 độ C, ống dẫn nước, bọc các kim loại trong môi trường ăn mòn và làm các thiết bị thông gió.

Nhựa PVC dẻo

Loại nhựa này có độ mềm, dẻo được cấu tạo từ bột nhựa PVC chứa thêm chất làm dẻo với hàm lượng > 5% tùy theo nhu cầu của nhà sản xuất.

PVC dẻo được dùng để tạo ra hàng loạt các sản phẩm có độ dẻo dai, mềm mại. Loại này phù hợp để gia công các sản phẩm như màng mỏng, nhựa xốp, lớp phủ, vải giả da, bột nhão,…

Phân loại nhựa PVC

Các loại nhựa PVC – Nhựa PVC dẻo là gì (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của vật liệu PVC là gì?

Vật liệu PVC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

  • Trong công nghiệp xây dựng: Vật liệu PVC được dùng trong sản xuất ống nước, ống thoát nước, tấm lợp và các vật liệu xây dựng khác. Nó có khả năng chống ăn mòn và bền trong môi trường nước.
  • Trong công nghiệp dầu khí: PVC được dùng trong việc sản xuất các thành phần cho hệ thống dẫn dầu, khi như van, cống rãnh.
  • Trong công nghiệp thực phẩm: Nhựa PVC an toàn cho sức khỏe và được dùng để sản xuất các đồ dùng thực phẩm như túi đựng thực phẩm, ống dẫn khí CO2 trong đồ uống và nhiều sản phẩm khác.
  • Ngành y tế: Nhựa PVC được dùng để sản xuất ống dẫn máy, túi tiểu, vật liệu trải giường bệnh và nhiều sản phẩm y tế khác.
  • Ngành điện tử: Nhựa PVC được dùng trong sản xuất cáp điện, ống cách điện và các linh kiện điện tử khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Băng keo cách điện là gì?

Kết luận

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về vật liệu PVC là gì và những tính chất quan trọng của nó. PVC là vật liệu đa dụng, phổ biến được ứng dụng quan trọng ở nhiều ngành công nghiệp. Chính bởi sự đa dạng và tính bền vững đã giúp PVC là vật liệu được ưu tiên hàng đầu trong việc sản xuất và xây dựng.

Jasmine Wu – Hapoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *